Những quy định mới nhất khi kinh doanh với thị trường Hungary năm 2022 -
CÔNG DÂN CHÂU ÂU

Những quy định mới nhất khi kinh doanh với thị trường Hungary năm 2022

07/02/2022

Những quy định mới nhất khi kinh doanh với thị trường Hungary năm 2022

Rate this post

Hungary những năm gần đây nhận đón nhận được rất nhiều sự kỳ vọng về bức tranh kinh tế “phù nhiêu màu mỡ” về thị trường kinh tế nơi đây. Nhận định được không khí náo nhiệt trong thị trường kinh tế ấy, rất nhiều các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã tới Hungary để liên kết, kinh doanh với thị trường này. Dưới đây là một số những cập nhật về quy định mới nhất khi kinh doanh với thị trường Hungary năm 2022.

Các quy định về xuất nhập khẩu

Chứng từ nhập khẩu

Các công ty nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Hungary đều cần phải có một số chứng từ sau:

Hóa đơn thương mại: Không quy định về mẫu đơn. Tuy nhiên hóa đơn cần phải có 1 bản dịch sang tiếng Hungary và một bản hóa đơn theo quy định trong hợp đồng.

Hóa đơn có thể được gửi bằng phương thức điện tử nhưng phải có đủ chữ ký của người xuất khẩu.

Giấy chứng nhận xuất xứ: giấy này được yêu cầu để phục vụ cho việc phân loại thuế suất nhập khẩu trong trường hợp hải quan chưa có đầy đủ thông tin hoặc nghi ngờ về nơi xuất xứ.

Phiếu đóng gói: không bắt buộc nhưng nếu có sẽ tạo điều kiện cho việc thông quan.

Các loại giấy chứng nhận đặc biệt khác: đối với động thực vật nhập khẩu vào Hungary thì cần có giấy chứng nhận kiểm dịch, động vật sống và thịt cần có giấy chứng nhận thú y do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Giấy phép nhập khẩu

Thuế suất hòa hợp của cộng đồng (Integrated Tariff of the Community – TARIC) được xây dựng nhằm chỉ ra các quy tắc khác nhau áp dụng cho một số loại sản phẩm cụ thể nhập hoặc xuất khẩu khỏi lãnh thổ EU.

TARIC được tìm theo nước xuất xứ, mã hồ sơ của hàng hóa và mô tả sản phẩm được Tổng cục Thuế và Liên minh Hải quan cập nhật vào tháng 4 hằng năm.

Hạn ngạch và các biện pháp phòng vệ thương mại khác

Kể từ khi ra nhập EU vào ngày 1/5/2004, Hungary không còn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên quy mô quốc gia.

Tuy nhiên, EU duy trì hạn ngạch đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ các nước ngoài khối, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Các mặt hàng cấm nhập khẩu

EU cấm nhập khẩu các sản phẩm như: bia sản xuất từ chất hoạt hóa, gelatin, gia cầm được xử lý bằng các chất chống vi khuẩn,…

Hạn chế nhập khẩu

Các quy định của hải quan Hungary tuân thủ theo quy định của EU.

Hungary sử dụng hệ thống TARIC của EU trong việc duy trì hạn ngạch toàn cầu đối với việc nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Hungary yêu cầu nghiêm đối với các quy định về thuốc kích thích, nguyên liệu tác động đến tâm thần.

Tạm nhập

Các nước gia nhập EU đều là nước ký kết Công ước ATA về tạm nhập và tạm xuất khẩu.

Hàng hóa có thể nhập khẩu vào những nước này trên cơ sở tạm thời và được miễn toàn bộ thuế nhập khẩu trong các trường hợp với những mục đích như: triển lãm, thử nghiệm, thiết bị sử dụng cho các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, quốc tế, song phương.

Chính sách thuế và thuế suất

Thuế nhập khẩu

Do là thành viên của EU nên Hungary thực hiện các chính sách và biện pháp ngoại thương chung với Liên minh Châu Âu.

Vì đó nên thuế suất, thuế nhập khẩu của nước này sẽ bằng với mức thuế suất của EU, thấp hơn trước khi Hungary gia nhập Liên minh Châu Âu.

Thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Hungary, được tính theo giá hàng. Mức thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tùy vào các nhóm sản phẩm, dịch vụ và tùy theo nước xuất xứ của hàng hóa và dịch vụ đó.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

VAT là loại thuế kinh doanh áp dụng đối với tất cả các giai đoạn sản xuất của một mặt hàng nào đó, gồm cả những giao dịch xuất nhập khẩu.

Mức thuế suất thuế VAT được xác định bởi từng nước thành viên trong EU.

Mức thuế suất thuế VAT giảm đối với các mặt hàng tiêu dùng cần thiết: thực phẩm, đồ điện, gỗ, sách,…

Đối với hàng nhập khẩu, VAT được tính trên giá CIF + trị giá thuế nhập khẩu đã thanh toán của hàng hóa.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 16%, đây là mức thấp nhất trong tất cả nước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).

Thuế này được tính trên tổng số thu nhập thuộc diện chịu thuế của công ty.

Nhiều “dư địa” trong thị trường kinh doanh Hungary

Những năm gần đây, Việt Nam và Hungary luôn thúc đẩy, hợp tác cùng nhau phát triển mạnh mẽ, thực chất trên nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Theo cổng thông tin Bộ Công Thương mới đưa ra gần đây nhất, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tên đạt ngưỡng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang Hungary và liên tục dẫn đầu xu hướng từ năm 2020.

Nhờ có Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu u (EVIPA) nên việc phát triển kinh doanh với Hungary đang được nhiều các nhà đầu tư quan tâm và chú ý.

Không thể phủ nhận những “tiềm năng” và lợi thế về chính sách mà chính phủ Hungary đã và đang tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hiện nay.

Vùng đất “màu mỡ” này đang được khai thác và trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ. Với nhiều lợi thế từ thành viên của EU, Hungary dự báo sẽ là đất nước đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư và nhà kinh doanh trong thời gian tới.

Để biết thêm những thông tin chi tiết vui lòng điền thông tin TẠI ĐÂY hoặc liên hệ holine 0904 966 797 để được hỗ trợ trực tiếp.

Để không bỏ lỡ bất cứ bài viết mới nào về chủ đề công dân toàn cầu vui lòng xem tại thư viện bài viết

BSOP- ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *