Khách du lịch cần làm gì khi bị mắc kẹt ở EU do dịch COVID-19
Danh mục nội dung
Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến nhiều du khách lo ngại do họ đang bị mắc kẹt ở nước ngoài với visa du lịch và quốc gia nơi họ đang ở hiện đã đóng cửa biên giới.
Ngày 17/3, các quốc gia thành viên EU đã nhất trí đóng cửa biên giới bên ngoài khu vực Schengen để phòng chống dịch COVID-19 lây lan.
Với tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng khi châu Âu trở thành “trung tâm” của dịch bệnh COVID-19, các hãng hàng không đã cắt, giảm hàng loạt chuyến bay khiến nhiều du khách nước ngoài đang ở châu Âu rơi vào tình trạng “đi không được, ở không xong”. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi visa Schengen của họ sắp hết hạn. Vậy họ phải làm thế nào? Hãy theo dõi những chỉ dẫn hữu ích ở bài viết này.
1. Làm thế nào để đối phó với tình trạng visa schengen hết hạn?
Nếu bạn là du khách đang bị mắc kẹt ở một quốc gia Schengen do bị hủy chuyến bay, bạn không cần phải hoảng sợ. Các hình phạt do hết hạn visa ở thời điểm dịch bệnh COVID-19 sẽ không được áp dụng bởi theo điều 33 của Bộ luật Visa EU, chuyến bay của bạn bị hủy do dịch bệnh COVID-19 sẽ được xem xét trong điều kiện bất khả kháng.
Điều tốt nhất để làm lúc này là bạn hãy nộp đơn xin gia hạn visa ở khu vực đang lưu trú.
Gia hạn visa được phê duyệt sẽ được cấp cho một lần lưu trú trong thời gian tối đa 90 ngày trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày.
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu thời gian miễn visa ở EU của bạn sắp hết hạn?
Như đã nói ở trên, bạn bị mắc kẹt ở EU vì chuyến bay đã bị hủy do dịch bệnh COVID-19, và bạn sẽ thuộc vào trường hợp lý do bất khả kháng.
Giấy phép ở lại các nước Schengen có giá trị đến 90 ngày. Nếu thời hạn này đã hết, bạn có thể nộp đơn xin visa dài hạn với các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên mà bạn hiện đang ở.
3. Cần làm gì khi các chuyến bay bị hủy do COVID-19?
Nếu bạn đang ở EU và chuyến bay của bạn bị hủy vì dịch bệnh COVID-19, hãy liên hệ với các hãng hàng không để kiểm tra việc đặt vé lại hoặc nhận hoàn tiền. Theo quy tắc thông thường EC 261/2004 của châu Âu, hãng hàng không bạn đặt sẽ hoàn lại tiền đầy đủ hoặc cung cấp chuyến bay thay thế nếu chuyến bay của bạn bị hủy.
Nếu bạn đang tham gia một tour du lịch, bạn nên liên hệ đến công ty bạn đã đặt tour để được hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp khẩn cấp khi ở nước ngoài, bạn cũng nên liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm du lịch mà bạn đã mua.
4. Có cách nào để rời khỏi EU không?
Nếu có phương tiện để di chuyển bạn vẫn có thể rời khỏi EU.
Ngay cả khi bạn đã “về nhà” an toàn, bạn vẫn phải tự cách lý ít nhất là 2 tuần dù bạn có các triệu chứng COVID-19 hay không.
Nếu bạn đang muốn đầu tư hoặc định cư tại các quốc gia EU, hãy liên hệ với BSOP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666.