Đảo Síp thuộc châu Âu hay châu Á?
Cuộc sống ở đảo Síp

Đảo Síp thuộc châu Âu hay châu Á?

02/10/2019

Đảo Síp thuộc châu Âu hay châu Á?

Rate this post

Đảo Síp (Cyprus) là một hòn đảo Địa Trung Hải nằm ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía đông nam Hy lạp, phía bắc Ai Cập, phía tây bắc Israel và Lebanon, phía tây Syria. Síp là quốc gia của châu Á hay châu Âu là một câu hỏi rất khó để có thể trả lời chính xác.

dao sip

Đảo Síp đôi khi được xác định nằm ở châu Âu, lúc thì ở châu Á, lúc lại ở Trung Đông. Bởi xét về mặt địa lý, Síp gần châu Á hơn nhưng về mặt lịch sử và văn hóa thì quốc gia này lại là một nước châu Âu.

Síp có 4 vùng địa chính trị với các chính quyền khác nhau. Cộng hòa Síp chiếm 2/3 diện tích hòn đảo về phía nam và Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ (Bắc Síp) chiếm 1/3 phía bắc của hòn đảo. Có 2 căn cứ – Akrotiri và Dhekeli, thuộc chủ quyền của Anh. Vùng đệm do Liên Hợp Quốc kiểm soát chia tách Bắc Síp với Cộng hòa Síp ở phía nam.

Lịch sử đảo Síp

Síp là một trong những quốc gia lâu đời nhất trên thế giới xét về khía cạnh có người đến sinh sống. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy các khu định cư ở đây xuất hiện cách đây hơn 9.000 năm trước. Síp đã bị nhiều vương quốc chiếm đóng và cai trị.

Vào những thế kỷ đầu tiên, người Hy Lạp và người Phoenicia đã định cư trên hòn đảo này. Síp đóng vai trò như một vị trí chiến lược quan trọng tới Trung Đông. Síp từng rơi vào sự cai trị của Assyria, Ai Cập, Hy Lạp dưới thời Alexander Đại đế và Cộng hòa La Mã.

Ở thời Trung đại, Síp chịu sự ảnh hưởng từ nhiều đế chế khác nhau như Byzantine, Ottoman và Anh. Năm 1925, Síp vẫn là một thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ và được cho Đế chế Anh thuê.

Đảo Síp chính thức giành độc lập vào năm 1960 sau nhiều năm kháng chiến.

Quan hệ thời cổ xưa

Cộng hòa Síp đã duy trì quan hệ chặt chẽ với cả châu Á và châu Âu. Thời cổ đại, Síp là một hòn đảo quan trọng đối với cả châu Âu lẫn châu Á cũng như Ai Cập. Vị trí chiến lược của đảo có rất quan trọng đối với thương mại giữa châu Á và châu Âu, với các liên kết quan trọng đến Alexandria và Athens.

Dầu ôliu là mặt hàng quan trọng trong thời kỳ La Mã, được bán ở cả  trong và ngoài nước.

Thời chiến tranh, các vị vua như là Alexander Đại đế và Ptolemy đã nhờ cậy sự giúp đỡ của các đạo quân Síp để thực hiện các cuộc chinh phạt.

Ảnh hưởng của người Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chiếm đóng Síp thời xưa là rõ nét nhất và kéo dài cho tới ngày nay. Người Hy Lạp đã đưa Kitô giáo vào Síp trong khi đó người Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu đạo Hồi dòng Sunni.

Quan hệ hiện nay

dao sip

Cộng hòa Síp và Bắc Síp duy trì quan hệ quốc tế với hầu hết các quốc gia khác. Cộng hòa Síp có quan hệ ngoại giao với khoảng 178 quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu, và là một thành viên của Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, Bắc Síp chỉ được duy nhất một nước công nhận, đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Hai thực thể này có quan hệ gần gũi với nhau.

Người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ thường có xung đột sắc tộc với nhau, thể hiện rõ ở sự phân chia đảo Síp và các cuộc tấn công thường xuyên kể từ khi Síp giành độc lập. Các cuộc xung đột này nổi lên khi mà mỗi phái dân tộc đều hy vọng tích hợp Síp hoặc vào Hy Lạp hoặc vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Síp là quốc gia châu Á hay châu Âu sẽ tùy thuộc vào góc nhìn. Xét về khuynh hướng chính trị và tư cách thành viên Liên minh châu Âu thì Síp là một quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, xét về vị trí địa lý, đây lại là một quốc gia châu Á.

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

Truy cập để biết thêm nhiều về sản phẩm định cư và đầu tư của tập đoàn BSOP
Truy cập để biết thêm nhiều về các dự án bất động sản châu Âu và quốc tế của tập đoàn BSOP
Truy cập để biết thêm thông tin định cư đảo Síp của tập đoàn BSOP
Truy cập để biết thêm các trải nghiệm và chia sẻ của các nhà đầu tư và chủ thầu
Truy cập để biết thêm thông tin định cư Úc
Truy cập để biết thêm thông tin định cư Châu Âu
Truy cập để biết thêm thông tin định cư Bồ Đào Nha
Truy cập để biết thêm thông tin tình hình định cư toàn cầu
Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Youtube
Truy cập để biết thêm các thông tin trên BSOP Zalo
Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Linkedin

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *