BSOP cảnh báo lừa đảo hình thức mạo danh sàn TMĐT tuyển cộng tác viên
Uncategorized

BSOP cảnh báo lừa đảo hình thức mạo danh giám đốc sàn TMĐT tuyển cộng tác viên

24/01/2022

BSOP cảnh báo lừa đảo hình thức mạo danh giám đốc sàn TMĐT tuyển cộng tác viên

Rate this post

Qua hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch covid-19, hành vi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Amazon, Tiki, Shopee, Sendo, Lazada ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc. Cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, người ta bắt đầu tìm kiếm những công việc online, tại nhà để trang trải thêm thu nhập.

Đó cũng là lúc hình thức lừa đảo: mạo danh bộ phận tuyển dụng, trưởng bộ phận bán hàng hay thậm chí là giám đốc marketing các sàn thương mại tuyển dụng công tác viên xử lý đơn hàng làm việc tại nhà thu nhập khủng (lên tới 500K/đơn hàng) nở rộ.

Cách tiếp cận của nhóm lừa đảo này rất đa dạng: tin nhắn rác, email, imessage, nhóm Zalo, nhóm Facebook, Telegram, … Thông tin bủa vây hằng ngày và rất nhiều người đã nghèo lại càng thêm túng thiếu vì bọn lừa đảo này.

Quy trình lừa đảo bằng hình thức tuyển nhân viên xử lý đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử như sau:

  • Bước 1: Nhóm lừa đảo dùng các kênh tin nhắn, mạng xã hội, nhóm, email để bủa vây những người nhẹ dạ cả tin
  • Bước 2: Khi đã có người cắn câu thì chúng bắt đầu trao đổi công việc

Công việc thì vô cùng đơn giản mà thu nhập lại cao (đây là keywords lừa đảo, đánh vào lòng tham của con người – làm ít, được nhiều)

Đó là, đặt đơn hàng cho các gian hàng để tăng tương tác cho shop (cái này dân trong ngành người ta gọi là đi/chạy đơn ảo, buff đơn ảo). Và chúng yêu cầu “người bị hại” phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán trước, cũng như nhận tiền từ shop sau này.

  • Bước 3: Tiếp đó, chúng bắt đầu cho “người bị hại” đặt những đơn hàng giá trị nhỏ trên các sàn thương mại điện tử

Khi đặt những đơn hàng giá trị nhỏ như vậy thì chúng thanh toán cho “người bị hại” rất chuẩn chỉ nhằm chiếm được lòng tin từ phía “người bị hại”.

  • Bước 4: “Người bị hại” đặt những đơn hàng lớn hơn và bắt đầu “sập bẫy”

Khi đơn hàng đủ lớn (hàng chục triệu) cũng là lúc nhóm lừa đảo “close deal” với “người bị hại”.

Với những lý do như hệ thống đang bảo trì, web lỗi, … nhóm lừa đảo không chuyển tiền hàng, hoa hồng cho “người bị hại” theo lời hứa ban đầu. Có nhiều người đã bị lừa mất tiền xong còn vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ do những lời hứa hẹn từ nhóm lừa đảo, dẫn đến tiền trong túi không cánh mà bay.

Với quy trình 4 bước trên mà bao người “nhẹ dạ cả tin” đã mất sạch số tiền tiết kiệm hoặc mang thêm nợ vào người.

Gần đây, các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Amazon, Tiki, Shopee, Lazada, Sendo liên tục phát đi cảnh báo về hiện tượng mạo danh công ty để lừa đảo.

BSOP cũng khuyến cáo quý vị độc giả không được làm theo, click vào link hãy liên hệ với những thông tin có dấu hiệu lừa đảo trên. Nếu gặp những trường hợp đó, hãy phản ánh đến cơ quan công an hoặc sàn TMĐT để kịp thời ngăn chặn.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *