Định cư và nhập quốc tịch Hà Lan | Điều kiện và thủ tục cần thiết
Danh mục nội dung
Hà Lan là quốc gia Tây Âu phát triển đều về cả kinh tế, giáo dục và văn hóa. Đất nước này thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam đến học tập, làm việc, định cư lâu dài. Nhập quốc tịch Hà Lan dễ hay khó cũng là một điều cần nghiên cứu kỹ càng, tùy vào từng trường hợp. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về điều kiện, giấy tờ và các thủ tục định cư, nhập tịch Hà Lan.
Định cư Hà Lan
Chi phí định cư Hà Lan diện đầu tư
Để định cư Hà Lan, người nước ngoài cần đầu tư ít nhất 1,25 triệu euro vào công ty có trụ sở tại Hà Lan hoặc một quỹ (được phê duyệt) đầu tư vào công ty có trụ sở tại Hà Lan.
Một số tiêu chí đi kèm: tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian, đóng góp cho nền kinh tế Hà Lan, đóng góp mạng lưới kết nối, kiến thức hoặc khách hàng.
Chi phí định cư Hà Lan diện bảo lãnh
Đối với diện bảo lãnh vợ chồng định cư Hà Lan, bạn cần phải có giấy đăng ký kết hôn cùng thu nhập đủ điều kiện (tối thiểu 1646,57 euro/tháng hay 1524,60 euro/tháng nếu không tính tiền trợ cấp nghỉ dưỡng). Người được bảo lãnh (vợ/chồng) cần từ 21 tuổi trở lên.
Quyền lợi khi định cư Hà Lan
– Sinh sống và tận hưởng môi trường sống tuyệt vời tại Hà Lan – đất nước có nền kinh tế phát triển & yên bình, người dân thân thiện.
– Cơ hội đi lại tự do trong 27 nước khối Schengen.
– Mức lương bình quân tại Hà Lan khá cao so với mặt bằng chung khu vực. Ngoài ra, cơ hội cạnh tranh việc làm thấp do Hà Lan là nước dân số già, thiếu nhân lực lao động trầm trọng.
– Nhận quyền lợi về giáo dục, y tế, chế độ an sinh xã hội giống người bản địa.
– Được nhập quốc tịch Hà Lan khi đáp ứng được thời gian sinh sống, khả năng ngôn ngữ và tài chính.
Điều kiện & hồ sơ xin định cư ở Hà Lan
– Trên 18 tuổi.
– Hộ chiếu còn thời hạn hơn 6 tháng.
– Đơn xin cấp visa định cư do ĐSQ Hà Lan cấp.
– Đơn xin làm người bảo lãnh cho thân nhân sang định cư (đối với định cư diện bảo lãnh).
– Ảnh chân dung hộ chiếu.
– Giấy mời nhập cảnh cấp bởi Cơ quan di trú Hà Lan.
– Giấy khám sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, đảm bảo để có thể sinh sống & làm việc tại Hà Lan.
– Chứng minh tài chính, đủ trang trải cho cuộc sống tại Hà Lan.
– Xác minh chỗ ở khi sang Hà Lan, có thể là nhà người bảo lãnh hoặc nhà thuê.
Quốc tịch Hà Lan
Đất nước Hà Lan có tên gọi quốc tế chính thức là Netherlands, còn Holland là một tên gọi phổ biến khác của đất nước này. Điều thú vị là quốc tịch Hà Lan tiếng Anh là Dutch nationality. Dutch cũng là từ chỉ tiếng Hà Lan.
Để được công nhận là công dân Hà Lan, mang quốc tịch Hà Lan, bạn cần thuộc một trong số các trường hợp sau:
– Cha hoặc mẹ có quốc tịch Hà Lan khi bạn được sinh ra.
– Quan hệ cha con hoặc mẹ con được thừa nhận bởi một công dân Hà Lan (con nuôi).
– Kết hôn với một công dân Hà Lan trong ít nhất 3 năm.
– Thông qua một thủ tục ngắn gọn, nhanh chóng, chỉ mất 3 tháng và chỉ áp dụng với các trường hợp đặc biệt tại đây.
– Đăng ký nhập tịch Hà Lan nếu đã sống hợp pháp ở Hà Lan trong ít nhất 5 năm. Thủ tục này thường được xử lý trong khoảng hơn một năm và không bao giờ quá 2 năm.
Thi hội nhập Hà Lan
Hầu hết những người nhập cư đến từ các nước ngoài EU phải tham gia Kỳ thi hòa nhập công dân (Inburgeringsexamen) để có được giấy phép cư trú hoặc đăng ký quốc tịch Hà Lan. Bạn cũng có thể thi Kỳ thi Nhà nước NT2 (Staatsexamen NT2 I hoặc II) để thay thế.
Để vượt qua kỳ thi hội nhập, bạn phải có đủ kỹ năng đọc, nghe, viết và nói bằng tiếng Hà Lan ở cấp độ A2. Ngoài ra, bạn phải có kiến thức xã hội về đất nước Hà Lan để vượt qua phần thi Kennis Nederlandse Maatschappij.
Số điểm tối thiểu cần đạt là 60% để vượt qua kỳ thi hội nhập. Bạn có thể tiếp tục thi lại nếu không đậu.
Hà Lan có cho phép hai quốc tịch không?
Ngoài quốc tịch Hà Lan, bạn có thể có quốc tịch của 1 hoặc nhiều quốc gia khác. Một số trường hợp, bạn có thể phải lựa chọn giữa quốc tịch Hà Lan và quốc tịch khác.
Nếu là công dân Hà Lan muốn nhận quốc tịch khác sẽ tự động mất quốc tịch Hà Lan. Không quan trọng bạn sống ở Hà Lan hay nước ngoài.
Người nước ngoài kết hôn với một công dân Hà Lan, họ có thể giữ quốc tịch của mình. Người tị nạn muốn nhập quốc tịch, đều được giữ quốc tịch gốc.
Những người muốn có quốc tịch Hà Lan thông qua nhập tịch, theo quy định, phải từ bỏ quốc tịch ban đầu, trừ một số quốc gia không cho phép từ bỏ quyền công dân như Hy Lạp, Iran…
Quy định nhập cảnh Hà Lan
Để nhập cảnh Hà Lan, bạn cần phải có visa và đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Công dân Việt nam, không giới hạn giới tính, độ tuổi
– Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về sức khỏe
– Không có bất kỳ tiền án hay tiền sự nào
– Chưa từng vi phạm luật xuất nhập cảnh Hà Lan hoặc bất kỳ quốc gia nào
– Chứng minh được rõ ràng, hợp lý mục đích chuyến đi như: du lịch,thăm thân, công tác,..
– Chứng minh mình tài chính đủ chi trả xuyên suốt chuyến đi Hà Lan & có thể quay trở về Việt nam
– Chứng minh chỗ ở hợp pháp, có bảo hiểm du lịch tại Hà Lan
– Chứng minh mình có ràng buộc (khả năng trở về Việt Nam cao) như: công việc ổn định, thu nhập nhập thường xuyên tại Việt Nam
Các loại hình visa Hà Lan
– Thị thực ngắn hạn – visa Schengen: Vì Hà Lan là một trong 27 quốc gia Schengen, do đó, xin được visa Schengen, bạn sẽ được phép đi lại tự do giữa 27 quốc gia khu vực này. Với loại visa này, bạn được phép lưu trú tối đa 90/ngày trong 6 tháng.
– Thị thực dài hạn: cho phép lưu trú tại Hà Lan liên tục trên 90 ngày.
– Thị thực quá cảnh: dành cho người nước ngoài có chuyến bay quá cảnh tại sân bay Hà Lan, cho phép ở tại khu vực quốc tế của sân bay trong tối đa 24 giờ.
Thủ tục bảo lãnh người thân sang Hà Lan
Điều kiện đối với người bảo lãnh
– Người bảo lãnh phải sống ở Hà Lan và có số dịch vụ công dân (BSN).
– Người bảo lãnh phải có tổng thu nhập tối thiểu (số tiền như đã đề cập bên trên).
– Cặp vợ chồng đóng vai trò người bảo lãnh phải cùng kiếm được mức lương tối thiểu (số tiền như đã đề cập bên trên).
– Chứng minh tài trợ (có chỗ ở).
Thủ tục bảo lãnh
– Điền vào mẫu đơn cho mỗi người bạn muốn bảo lãnh. Một số thành phố cho phép điền đơn trực tuyến.
– Yêu cầu thành phố hợp pháp hóa chữ ký trên biểu mẫu, giá trị trong 6 tháng.
– Chuẩn bị tất cả các tài liệu được yêu cầu, gửi các tài liệu cần thiết cho người được bảo lãnh. Sau khi nhận được tài liệu, người được bảo lãnh có thể nộp đơn xin thị thực ở nước ngoài.
Người bảo lãnh cần gửi các tài liệu sau, cùng với biểu mẫu tài trợ cho người được bảo lãnh:
– Nếu người bảo lãnh làm công:
+ Bản sao hợp đồng lao động của người bảo lãnh (nếu có)
+ Bản sao của 3 báo cáo lương gần nhất
+ Bản sao hộ chiếu, giấy phép cư trú Hà Lan
– Nếu người bảo lãnh có công việc kinh doanh riêng và muốn tài trợ cho một người thân:
+ Chứng minh đăng ký của bạn với Phòng Thương mại
+ Đánh giá thuế thu nhập cuối cùng gần đây nhất
+ Báo cáo lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy phép cư trú Hà Lan
Kết
Để sở hữu được quốc tịch Hà Lan là không dễ dàng, người nước ngoài cần vượt qua các bài thi về ngôn ngữ, hiểu biết xã hội – văn hóa quốc gia này. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về định cư, nhập tịch hay bảo lãnh người thân đến Hà Lan.
Xem thêm: Các ngành dễ định cư ở Hà Lan cho du học sinh