Visa type D là gì? Lưu ý khi xin visa type D cho người Việt Nam
Danh mục nội dung
Để di chuyển đến các quốc gia Châu Âu, người ta thường cần đến một trong các loại thị thực như visa type A, B, C, D… Ở bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho câu hỏi “visa type D là gì?” và các lưu ý khi xin visa type D cho người Việt Nam.
Visa type D là gì?
Thị thực nhập cảnh các nước khối Schengen được đặt tên và có thời gian hiệu lực khác nhau. Ngoài tìm hiểu visa type D là gì, bạn cần nắm rõ bốn loại visa Schengen A, B, C, D.
Visa Schengen type A chỉ có giá trị cho quá cảnh tại sân bay. Visa cho phép đi qua khu vực quốc tế của sân bay. Visa type A bắt buộc đối với những người đi từ quốc gia không thuộc khối Schengen sang quốc gia khác bằng cách đổi chuyến trong sân bay của quốc gia Schengen.
Visa Schengen type B cho phép quá cảnh trong vòng tối đa 5 ngày qua nhiều quốc gia trong khối Schengen bằng ô tô, xe khách hoặc máy bay trên đường đến một quốc gia không thuộc khối Schengen.
Visa Schengen type C có giá trị cho thời gian lưu trú ngắn hạn dưới 90 ngày.
Khác với 3 loại visa Schengen trên, visa type D là thị thực quốc gia lưu trú dài hạn, có thể được sử dụng để xin giấy phép cư trú cho thời gian lưu trú trên 90 ngày.
Số lần nhập cảnh của visa type D
Trên nhãn dán của visa loại D có đề cập rõ số lần xuất – nhập cảnh của người sở hữu.
Single: Thị thực loại D cho một lần nhập cảnh duy nhất, cho những người có nhu cầu cư trú tại quốc gia Schengen trong một thời gian nhất định. Sau đó, họ sẽ trở về nước của mình.
Multi: Thị thực D cho phép nhiều lần nhập cảnh, người sở hữu loại visa này có thể đi lại trong và ngoài quốc gia này tùy thích. Ngoài ra, bạn còn có thể di chuyển khắp toàn bộ khu vực Schengen mà không cần xin thị thực bổ sung.
Visa type D dành cho ai?
Visa type D được cấp cho cá nhân với mục đích học tập, làm việc hoặc cư trú lâu dài tại một trong các quốc gia Schengen. Một số trường hợp cụ thể có thể kể đến như:
– Học tập trong thời gian tối đa một năm tại một quốc gia Schengen (có khả năng gia hạn)
– Giảng dạy hoặc làm nghiên cứu ở tất cả các quốc gia Schengen (cũng có giá trị đối với thành viên của gia đình)
– Dành cho những chuyên gia trong một số lĩnh vực (nghệ sĩ, vận động viên…) phải thường xuyên đi lại trong khối Schengen.
– Trong trường hợp khẩn cấp như khám chữa bệnh, cá nhân không thể rời khỏi khối Schengen vào thời gian được chỉ định.
Xin visa D nước nào dễ nhất?
Người Việt thường khó xin visa Schengen thông qua các quốc gia như:
– Đức (do giới hạn thời gian lưu trú)
– Séc (do có nhiều hồ sơ xuất khẩu lao động, phải xếp hàng lâu)
– Ba Lan (do có một số yếu tố nhạy cảm nên xét duyệt gắt gao).
Theo thống kê, Pháp là quốc gia xét duyệt visa Schengen dễ nhất. Chính sách quốc gia này khuyến khích khách du lịch. Visa cho phép lưu trú nhiều ngày, có thể lên tới 90 ngày. Thực tế, việc xin thị thực vào nước nào phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Nếu người thân của bạn ở Đức, Ba Lan… hồ sơ xin visa Pháp sẽ khó được duyệt.
Tuy nhiên, “dễ” ở đây không có nghĩa hồ sơ xin visa Schengen nào nộp ở Đại sứ quán/Lãnh sự quán Pháp đều đạt. Để được cấp visa, quan trọng là hồ sơ của bạn cần cung cấp đủ giấy tờ, kê khai lịch sử du lịch, nhân thân, chứng minh khả năng tài chính, những ràng buộc ở Việt Nam và sẽ về nước đúng hạn. Bất cứ điểm nào không hợp lý đều có thể khiến hồ sơ bị đánh trượt.
Lưu ý khi xin visa type D
– Nhiều người bị trượt visa Schengen ở quốc gia này, chuyển sang xin visa tại nước khác, hoặc vứt hộ chiếu cũ đi để xóa dấu từ chối. Tuy nhiên, chỉ cần bạn bị từ chối visa bởi một thành viên Schengen, hệ thống đều lưu lại thông tin. Việc nộp hồ sơ vào quốc gia khác không giúp giải quyết được vấn đề, bạn cần có hồ sơ mới.
– Bạn cần mang bản chính của tất cả giấy tờ đi để nhân viên Lãnh sự quán đối chiếu. Sau đó, họ sẽ đưa lại bản chính, chỉ giữ passport và sẽ trả lại khi cấp visa.
– Các giấy tờ và bản sao đều phải trình bày trên khổ A4. Bản sao chứng minh thư/căn cước công dân không được cắt phần giấy trắng thừa ra.
Tùy theo mục đích và thời gian lưu trú, bạn có thể lựa chọn loại hình visa phù hợp. Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu “visa type D là gì?” và những lưu ý khi xin visa loại này.